Lượt xem: 1004

Xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Đông đã đoàn kết, nỗ lực cán đích nông thôn mới vào năm 2016. Tuy nhiên, vẫn chưa hài lòng với kết quả hiện tại, Ngọc Đông tiếp tục phát huy sức mạnh nội tại, tận dụng lợi thế địa phương và huy động mọi nguồn lực chung tay xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

 


Bộ mặt nông thôn mới nâng cao của Ngọc Đông hôm nay. Ảnh H.Lan

 

    Trở lại Ngọc Đông sau 5 năm đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước sự thay đổi vượt bậc của nơi đây, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhất là tuyến đường trục phát triển từ thành phố Sóc Trăng qua cầu Dù Tho đến vùng kinh tế trọng điểm tôm - lúa của tỉnh đã mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho vùng nông thôn sâu của huyện Mỹ Xuyên. Việc đi lại, sản xuất, kinh doanh, mua bán của người dân thuận lợi trăm bề, số hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Chị Trần Thị Thanh Tuyền ở ấp Hòa Thượng vui vẻ cho biết, nhờ đường sá được mở rộng, nâng cấp mà việc kinh doanh của gia đình dễ dàng hơn nhiều, thu nhập khá hơn, từ đó chất lượng cuộc sống gia đình cũng được cải thiện.

    Chủ tịch UBND xã Ngọc Đông - Trịnh Thanh Phong phấn khởi chia sẻ: “Sau khi được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Ngọc Đông tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng trách nhiệm của Nhân dân, các tiêu chí nông thôn mới không ngừng được nâng chất như: Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, sửa chữa các nhà văn hóa ấp, xây mới và mở rộng các tuyến đường nông thôn, phát quang, trồng hoa dọc theo các tuyến đường nông thôn… góp phần tạo cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày được nâng lên”.

    Cũng theo đồng chí Phong, để xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao, bước đầu Ngọc Đông cũng gặp không ít khó khăn, vì một số tiêu chí nông thôn mới chỉ đạt ở mức trung bình. Do vậy, địa phương xác định những tiêu chí nào cần tập trung tiếp tục nâng chất; chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Trong thực hiện, xã nhất quán với phương châm “Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới”; tuyên truyền, vận động thực hiện những công việc “thuộc trách nhiệm của hộ gia đình thực hiện có sự định hướng của chính quyền”; những phần việc “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” và tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”… đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình trong xây dựng nông thôn mới như: Mô hình tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, mô hình thắp sáng đường quê, mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự, phân loại rác tại nguồn... Kết quả, sau gần 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã đã huy động được 227 tỉ 455 triệu đồng, trong đó vốn do Nhân dân đóng góp là trên 33 tỉ 300 triệu đồng (gồm tiền mặt, đất đai, hoa màu, ngày công lao động…) để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, tiêu biểu là xây dựng 19 cây cầu nông thôn trị giá hàng tỉ đồng. Đến nay, 7/7 đường trục ấp, đường liên ấp được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại quanh năm; 100% hộ dân có điện sử dụng; 4/4 trường đạt chuẩn quốc gia; phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển… đáp ứng nhu cầu của người dân.


Mô hình lắp lúa trên nền tôm và tận dụng bờ bao trồng màu đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ảnh H.Lan

 

    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, xã thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong canh tác; duy trì mô hình kinh tế hiệu quả: Mô hình tôm lúa kết hợp với nuôi các loài thủy sản khác, lúa sinh thái, lúa đặc sản, trồng màu trên bờ bao, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã… từ đó thu nhập của người dân không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, xã tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, nông thôn; chính sách giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi trong độ tuổi lao động. Qua đó, số hộ nghèo toàn xã giảm còn 21 hộ nghèo, chiếm 0,81%. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2020 là 57,42 triệu đồng/người/năm, tăng 27,95 triệu đồng/người/năm và tăng 1,95 lần so năm 2016.

    Những kết quả mà Ngọc Đông đạt được trong xây dựng nông thôn mới nâng cao chính là đồng tâm hiệp lực, sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã. Đây là vốn quý mà địa phương cần phát huy trong thời gian tới, tiến lên xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu, để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân.

H. Lan



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 39
  • Hôm nay: 8333
  • Trong tuần: 79,040
  • Tất cả: 11,802,360